Sự nghiệp Yoshimoto Banana

Yoshimoto bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình khi đang làm bồi bàn tại một nhà hàng thuộc một câu lạc bộ golf vào năm 1987. Bà đã nhắc đến tác giả người Mỹ Stephen King như một trong những người có ảnh hưởng chính đến phong cách ban đầu của bà và lấy cảm hứng từ những câu chuyện không mang tính kinh dị của ông. Khi sự nghiệp của bà bắt đầu tiến triển, Yoshimoto đã chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi Truman CapoteIsaac Bashevis Singer.[cần dẫn nguồn]

Kitchen, cuốn tiểu thuyết đầu tay của cô ngay lập tức trở thành hiện tượng với hơn 2,5 triệu bản sách được tiêu thụ và đã tái bản trên sáu mươi lần tại Nhật Bản. Báo chí gọi đó là "Bananamania" (hội chứng Banana). Kitchen giúp cô đoạt được các giải thưởng văn học như Giải Kaien cho các nhà văn mới năm 1987, Umitsubame First Novel Prize, Best Newcomer Artists Recommemded Prize của Bộ Giáo dục và Giải văn chương Izumi Kyoka cùng vào năm 1988. Đã có hai bộ phim được thực hiện chuyển thể từ cuốn sách: một bộ phim chiếu trên TV của Nhật Bản[3] và một phiên bản được ra mắt rộng rãi hơn mang tên Ngã ái trù phòng (Wo ai chu fang), được sản xuất ở Hồng Kông bởi Nghiêm Hạo năm 1997.[4]

Sau Kitchen, cô đã bán trên sáu triệu bản sách tại Nhật Bản và trở thành tác giả nổi tiếng trên toàn thế giới với hàng loạt các tác phẩm như N.P, Lizard, Asleep, Vĩnh biệt Tsugumi, Amrita... Đến nay tác phẩm của Banana bao gồm mười hai tiểu thuyết và bảy tập truyện ngắn. Hiện tại, cô đã lập gia đình và sống ở Tokyo. Khá khiêu khích, nữ tác giả còn phát biểu rằng tham vọng lớn nhất của mình là đoạt giải Nobel Văn học. Rất đặc biệt trong cách công bố tác phẩm của mình. Cô rất hăng hái tung các tác phẩm của mình không những trên những tạp chí văn học mà còn cả ở tạp chí làm đẹp, thời trang có đông người đọc. Hành động có hàm ý là văn học không phải là một hình thức nghệ thuật dành riêng cho giới đặc tuyển có học, mà là một kiểu văn hóa cùng hàng với nhạc pop, truyện tranh, trò chơi điện tử và thời trang. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm nên hiện tượng Banana.